ĐIỆN TRỞ LÀ GÌ
Giới thiệu
Công ty TNHH An Đức Phát là một công ty chuyên sản xuất và nhập khẩu các linh kiện điện tử, nguồn điện DC 5V, 12v, 24V dùng cho đèn led và điện công nghiệp, ngoài ra chúng tôi còn phân phối các loại đèn led quảng cáo, đèn led điện dân dụng... Như thường lệ chúng tôi chỉ cung cấp những mặt hàng chất lượng, giá cả phải chăng, sản phẩm bảo hành từ 12 tháng trở lên, chúng tôi không cung cung cấp những mặc hàng kém chất lượng và trôi nỗi ngoài thị trường. Qua những trải nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành điện tử chúng tôi thấy nhiều khách hàng sử dụng nguồn điện DC 5V, 12v, 24V nhưng không hiểu nhiều về sản phẩm, đặt biệt là những linh kiện quang trọng trong nguồn điện DC 5V, 12v, 24V, nên hôm nay chúng tôi xin mạo muội chia sẽ cho các bạn một số kiến thức cơ bản mà chúng tôi biết, hy vọng những kiến thức này nó sẽ giúp ích nhiều trong công việc cũng như lựa chọn mua sản phẩm, sao cho phù hợp cho từng công trình của bạn. Để từ đó các bạn tiết kiệm được chi phí mua sản phẩm, chi phí bảo trì và nhân công nhưng quan trọng hơn là uy tín của các bạn đối với khách hàng của các bạn. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẽ về kiến thức về con điện trở.
Điện trở là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại điện trở
Hôm nay công ty An Đức Phát sẽ chia sẽ các bạn một số kiến thức cơ bản về điện trở để từ đó các bạn có được kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện trở. Khi các bạn hiểu được nguyên lý hoạt động của nó thì khi các bạn mua một sản phẩm điện tử các bạn có thể nhìn nhận được sản phẩm đó có tốt hay không, có phù hợp với mục đích sử dụng của các bạn.
Linh kiện điện tử là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử. Để tạo nên một mạch điện hay thiết bị điện tử chúng ta phải sử dụng rất nhiều các linh kiện điện tử, từ những linh kiện đơn giản như điện trở, tụ điện, cuộn dây… đến các linh kiện không thể thiếu được như ĐIỐT – DIODE, Transistor,… và các linh kiện điện tử tổ hợp phức tạp.
Phân loại linh kiện điện tử có thể có nhiều tiêu chí khác nhau. Song với ý nghĩa phục vụ cho phân tích mạch và khả năng mô hình hoá thành mạch tương đương để tính toán được các tham số mà mạch điện thiết kế ra có thể đạt được, thì sự phân loại theo tác động tới tín hiệu điện được quan niệm là hợp lý nhất.
- Linh kiện chủ động là loại tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để cho ra nguồn tín hiệu mới, trong mạch tương đương thì biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu, như diode, transistor.
- Linh kiện bị động không cấp nguồn vào mạch, nói chung có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng, tần số, như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến áp.
- Linh kiện điện cơ tác động điện liên kết với cơ học, như thạch anh, rơle, công tắc,..
Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu về linh kiện thụ động đầu tiền, đó chính là điện trở.
I. Điện trở
1.1 Khái niệm
Điện trở là gì?
Hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
1.2 Các thông số của điện trở
Điện trở của dây dẫn:
Giá trị điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của điện trở. Yêu cầu cơ bản đối với giá trị điện trở đó là ít thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và thời gian,... Điện trở dẫn điện càng tốt thì giá trị của nó càng nhỏ và ngược lại.
Giá trị điện trở được tính theo đơn vị Ohm (Ω), kΩ, MΩ, hoặc GΩ.
Ký hiệu của điện trở trong mạch điện
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây, được tính theo công thức sau:
R = ρ.L / S
Trong đó:
ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
L là chiều dài dây dẫn
S là tiết diện dây dẫn
R là điện trở đơn vị là Ohm
Trong thực tế điện trở được sản xuất với một số thang giá trị xác định. Khi tính toán lý thuyết thiết kế mạch điện, cần chọn thang điện trở gần nhất với giá trị được tính.
Sai số
Sai số là độ chênh lệch tương đối giữa giá trị thực tế của điện trở và giá trị danh định, được tính theo %.
Công suất tối đa cho phép
Khi có dòng điện cường độ I chạy qua điện trở R, năng lượng nhiệt tỏa ra trên R với công suất:
P = U . I = U2 / R = I2.R
- Theo công thức trên ta thấy, công suất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên 2 đầu điện trở.
- Nếu đem 1 điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy.
- Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào mạch.
- Thông thường ta lắp điện trở vào mạch có công xuất danh định > = 2 lần công xuất mà nó sẽ tiêu thụ
Điện trở bị cháy do quá công xuất
- Nếu dòng điện có cường độ càng lớn thì nhiệt lượng tiêu thụ trên R càng lớn làm cho điện trở càng nóng, do đó cần thiết kế điện trở có kích thước lớn để có thể tản nhiệt tốt.
- Trong sơ đồ trên cho ta thấy : Nguồn Vcc là 12V, các điện trở đều có trị số là 120Ω nhưng có công xuất khác nhau, khi các công tắc K1 và K2 đóng, các điện trở đều tiêu thụ 1 công xuất là
P = U2 / R = (12 x 12) / 120 = 1,2W
- Khi K1 đóng vì điện trở có công suất lớn hơn công suất tiêu thụ , nên điện trở không cháy.
- Khi K2 đóng, điện trở có công suất nhỏ hơn công suất tiêu thụ , nên điện trở đã bị cháy .
- Công suất tối đa cho phép là công suất nhiệt lớn nhất mà điện trở có thể chịu được nếu quá ngưỡng đó điện trở bị nóng lên và có thể bị cháy.
- Công suất tối đa cho phép đặc trưng cho khả năng chịu nhiệt.
Pmax = U2max/R = I2max.R
1.3 Phân loại và ký hiệu điện trở
a. Điện trở có giá trị xác định
- Điện trở than ép (cacbon film): Điện trở than ép có dải giá trị tương đối rộng (1Ω đến 100MΩ), công suất danh định 1/8W – 2W, phần lớn có công suất là 1/4W hoặc 1/2W. Ưu điển nổi bật của điện trở than ép đó chính là có tính thuần trở nên được sử dụng nhiều trong phạm vi tần số thấp.
- Điện trở dây quấn được chế tạo bằng cách quấn một đoạn dây không phải là chất dẫn điện tốt (Nichrome) quanh một lõi hình trụ. Trở kháng phụ thuộc vào vật liệu dây dẫn, đường kính và độ dài của dây dẫn. Điện trở dây quấn có giá trị nhỏ, độ chính xác cao và có công suất nhiệt lớn. Tuy nhiên nhược điểm của điện trở dây quấn là nó có tính chất điện cảm nên không được sử dụng trong các mạch cao tần mà được ứng dụng nhiều trong các mạch âm tần.
- Điện trở màng mỏng: Được sản xuất bằng cáchlắng đọng Cacbon, kim loại hoặc oxide kim loại dưới dạng màng mỏng trên lõi hình trụ. Điện trở màng mỏng có giá trị từ thấp đến trung bình, và có thể thấy rõ một ưu điểm nổi bật của điện trở màng mỏng đó là tính chất thuần trở nên được sử dụng trong phạm vi tần số cao, tuy nhiên có công suất nhiệt thấp và giá thành cao.
b. Điện trở có giá trị thay đổi
- Biến trở (Variable Resistor) có cấu tạo gồm một điện trở màng than hoặc dây quấn có dạng hình cung, có trục xoay ở giữa nối với con trượt. Con trượt tiếp xúc động với với vành điện trở tạo nên cực thứ 3, nên khi con trượt dịch chuyển điện trở giữa cực thứ 3 và 1 trong 2 cực còn lại có thể thay đổi. Biến trở được sử dụng điều khiển điện áp (potentiometer: chiết áp) hoặc điều khiển cường độ dòng điện (Rheostat)
- Nhiệt trở :Là linh kiện có giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ. Có 2 loại nhiệt trở:
Nhiệt trở có hệ số nhiệt âm: Giá trị điện trở giảm khi nhiệt độ tăng (NTC), thông thường các chất bán dẫn có hệ số nhiệt âm do khi nhiệt độ tăng cung cấp đủ năng lượng cho các electron nhảy từ vùng hóa trị lên vùng dẫn nên số lượng hạt dẫn tăng đáng kể, ngoài ra tốc độ dịch chuyển của hạt dẫn cũng tăng nên giá trị điện trở giảm
Nhiệt trở có hệ số nhiệt dương: Giá trị điện trở tăng khi nhiệt độ tăng, các nhiệt trở được làm bằng kim loại có hệ số nhiệt dương (PTC) do khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử nút mạng dao động mạnh làm cản trở quá trình di chuyển của electron nên giá trị điện trở tăng.Nhiệt trởđược sử dụng để điều khiển cường độ dòng điện, đo hoặc điều khiển nhiệt độ: ổn định nhiệt cho các tầng khuếch đại, đặc biệt là tầng khuếch đại công suất hoặc là linh kiện cảm biến trong các hệ thống tự động điều khiển theo nhiệt độ.
- Điện trở quang
Quang trở là linh kiện nhạy cảm với bức xạ điện từ quanh phổ ánh sáng nhìn thấy. Quang trở có giá trị điện trở thay đổi phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào nó. Cường độ ánh sáng càng mạnh thì giá trị điện trở càng giảm và ngược lại.
Quang trở thường được sử dụng trong các mạch tự động điều khiển bằng ánh sáng: (Phát hiện người vào cửa tự động; Điều chỉnh độ sáng, độ nét ở Camera; Tự động bật đèn khi trời tối; Điều chỉnh độ nét của LCD...
II. Linh Kiện Điện trở trong thiết bị điện tử.
Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là 1 linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tùy theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số sẽ khác nhau.
1* :Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử thực tế.
Đơn vị của điện trở
- Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
- 1KΩ = 1000 Ω
- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
- 1000 Ω = 0,001KΩ
- 2KΩ = 2000Ω
* Cách thức ghi trị số của điện trở
Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo 1 quy ước chuẩn chung trên toàn thế giới. ( xem hình ở trên 1* )
Còn các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên hay được ghi trị số trực tiếp trên thân. thí dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.
Điện Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp trên thân điện trở.
1.4 Cách ghi và đọc tham số điện trở
Quy ước mầu Quốc tế
Bảng màu điện trở
Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng màu.
Cách đọc điện trở 4 vòng màu
- Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
- Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3
- Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị .
- Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
- Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 (mũ vòng 3).
- Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào.
- Màu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.
Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu
- Vòng số 5 là vòng cuối cùng, là vòng ghi sai số, trở 5 vòng màu thì màu sai số có nhiều màu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác định đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.
- Đối diện vòng cuối là vòng số 1.
- Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng màu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
- Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 (mũ vòng 4).
- Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào.
=> Tổng Kết: Trong bài học này các bạn hãy cố gắng thuộc được ký hiệu bảng màu nhé. Có như vậy thì việc cầm điện trở lên và Đọc sẽ dễ dàng hơn. Điện trở sử dụng trong mạch điều khiển Led rất nhiều, Mình xin lưu ý thêm là
Trong mạch điều khiển Led còn sử dụng Điện Trở thanh:
Bên trên là những kiến thức cơ bản về điền trở, chúng tôi hy vọng những kiến thức trên là nền tản để các bạn đọc hiểu những tài liệu nâng cao hơn. Xin chân thành cảm ơn.
QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ SẢN PHẨM NỔI BẬT CỦA CÔNG TY AN ĐỨC PHÁT BẰNG CÁCH CLIK VÀO ĐƯỜNG LINK BÊN DƯỚI
https://nguonled.vn/adapter-12v/
https://nguonled.vn/nguon-tong-dc-12v/
https://nguonled.vn/nguon-tong-dc-5v/
https://nguonled.vn/nguon-tong-dc-24v/
https://nguonled.vn/led-day-cuon-100m220v/
https://nguonled.vn/den-led-day-led-cuon-5m/
https://nguonled.vn/day-den-chop-led-sao-bang/
- Trang 3 of 3
- ‹ Trang sau
- 1
- 2
- 3